Xuất khẩu nhôm oxit sang Nhật Bản

Xuất khẩu nhôm oxit sang Nhật Bản

Nội Dung Chính

Hướng dẫn xuất khẩu nhôm oxit sang Nhật Bản

Xu thế hội nhập thế giới đã và đang trở thành cầu nối giữa các quốc gia bất chấp khoảng cách địa lý, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Hợp đồng ngoại thương chính là công cụ để xác nhận những hoạt động thương mại đó. Thông qua phân tích một hơp đồng mẫu xuất nhập khẩu mặt hàng nhôm oxit sang Nhật Bản, bạn đọc có thể nắm được các điều khoản chính, lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản.

CHƯƠNG 1.  PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

 

1.1. Nhận xét ban đầu

 

Chủ thể

 

  • Chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng có bên bán là JAPAN CO., LTD. và bên mua là VIETNAM JSC.

 

  • Công ty VIETNAM JSC là công ty cổ phần của Việt Nam chuyên sản xuất, cung cấp, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, trồng trọt (gạo trắng hạt dài, ngô, sắn, trà xanh), khai thác (quặng mangan, cao lanh, xi măng), nhập khẩu các loại hoá chất dùng trong các ngành công nghiệp (gốm sứ, vệ sinh, sản xuất phân bón) với thị trường quốc tế, trong đó chủ yếu là các khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á và Đông Âu.

 

  • Côn ty JAPAN CO., LTD. là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất, phát triển nguyên vật liệu thô, chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp kim loại và khai thác quặng và các khoáng sản khác. Các sản phẩm của công ty được cung cấp cho các ngành công nghiệp gốm sứ, sản xuất thép, đúc, thuỷ tinh, sản phẩm chức năng và hoá chất.

 

  • Chủ thể hợp pháp: có tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng.

 

Đối tượng

 

  • Hợp pháp: hàng hóa được phép nhập khẩu và đã qua kiểm tra phẩm chất.

 

  • Nhôm oxit loại A-21 và AM-21 ở dạng bột hoặc hạt màu trắng, ứng dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa, gốm sứ, thủy tinh, và sản xuất các sản phẩm chống mài mòn, dùng trong sản xuất các hợp chất nhôm khác, giấy, sứ, sợi chịu nhiệt, hóa dầu, và phụ gia trong nhựa, đánh bóng bề mặt kim loại, tạo độ cứng cho sản

phẩm.

 

Hình thức: Hợp pháp bằng văn bản.

 

Hợp đồng của bên bán với bên mua số 220616/VNT/SMTM.

 

Thời gian ký: ngày 22/06/2016, hợp đồng của bên bán với bên mua được ký kết.

 

1.2. Các điều khoản trong hợp đồng

 

1.2.1. Điều khoản tên hàng, số lượng, giá cả

 

1.2.1.1. Điều khoản tên hàng

 

  • Tên hàng: Nhôm oxit loại A-21 và AM-21

Trang 2

 

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

 

(ALUMINA A-21, ALUMINA AM-21)

 

  • Cách ghi: Tên hàng

 

  • Nguồn gốc: Nhật Bản

 

Nhận xét: Hợp đồng quy định rõ tên hàng, nguồn gốc nhưng không có mô tả về đặc tính chất lượng hàng hóa.

 

1.2.1.2. Số lượng

 

–     Đơn vị tính: MT (Mét tấn)

 

–     Phương pháp quy định số lượng: quy định chính xác cụ thể số lượng hàng hóa.

 

1.2.1.3. Giá cả

 

  • Đơn giá: 840 USD/tấn CFR, cảng Hải Phòng, Incoterms 2010.

 

  • Phương pháp quy định giá: Giá cố định được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và sẽ không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác, thường dùng cho hợp đồng có thời hạn ngắn, giá cả ít biến động, phù hợp với giao dịch này.
  • Tổng giá: 17,700.00 USD

 

  • Giá được hiểu là CFR cảng Hải Phòng, có nghĩa rằng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu, cước phí vận tải. Bên bán không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm, có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, không thông quan nhập khẩu.

 

Nhận xét: Giá cả hợp đồng được đi kèm với điều kiện tính giá là CFR cảng Hải

 

Phòng, Incoterms 2010 là đầy đủ và rõ ràng.

 

1.2.2. Điều khoản bao bì và ký mã hiệu

 

  • Bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn của người xuất khẩu, đóng 25 kg/bao (khối lượng tịnh), đóng vào 1 MT pallet, chất vào container 20 feet, theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu.

 

  • Ký mã hiệu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, có tên hàng, khối lượng tịnh, xuất

 

xứ Nhật Bản.

 

Nhận xét:

 

Tiêu chuẩn đóng gói mặt hàng nhôm oxit A-21 và AM-21 của Nhật Bản là 25 kg/bao giấy, ngoài ra còn có mức đóng gói 1000 kg/bao cho bao to. Như vậy điều kiện

đóng gói ghi trong hợp đồng là đúng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.

 

Việc lựa chọn container thuận lợi cho vận chuyển hàng đến cảng, xếp dỡ và bảo quản được hàng hóa.

Trang 3

 

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

 

1.2.3. Điều khoản giao hàng

 

  • Phương thức giao hàng: CFR Cảng Hải Phòng theo Incoterms 2010.

 

  • Thời hạn giao hàng: dự kiến ngày đi là 07/07/2016, dự kiến ngày đến là 18/07/2016.

 

  • Địa điểm giao hàng:

 

  • Cảng xuất hàng: bất cứ cảng nào tại Nhật Bản.

 

  • Cảng giao hàng: cảng Hải Phòng, Việt Nam.

 

  • Không cho phép giao hàng từng phần.

 

  • Cho phép chuyển tải.

 

Nhận xét:

 

Phương thức giao hàng đã quy định rõ và dẫn chiếu theo Incoterms 2010.

 

Thời hạn giao hàng chỉ quy định ETD và ETA như vậy không có điều kiện bắt buộc người xuất khẩu phải giao hàng vào ngày nào và trong bao lâu. Thời hạn ghi trên hợp đồng chỉ mang tính chất giúp các bên lên kế hoạch và chuẩn bị. Người bán có thể giao hàng sớm hơn hoặc chậm hơn thời hạn trên mà không hề vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, người bán là người thuê phương tiện vận chuyển nên điều này có lợi cho người bán.

 

1.2.4. Điều khoản thanh toán

 

  • Phương thức thanh toán: Chuyển tiền bằng T/T.

 

  • Thời hạn thanh toán: Sau khi ký kết hợp đồng, bên mua phải trả trước 25% số tiền, 75% còn lại được thanh toán để đổi lấy bản sao của B/L và trước khi hàng đến nơi.

 

  • Chi tiết ngân hàng của người bán:

 

  • Tên ngân hàng: Ngân hàng Mizuho Ltd.

 

  • Địa chỉ: Tokyo, Nhật Bản.

 

  • Mã Swift: MHCBJPXX

 

  • Người thụ hưởng: JAPAN CO.,LTD.

 

  • Số tài khoản: 9111111

 

  • Chi tiết ngân hàng của người bán
  • Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần BIDV
  • Mã Swift: BIDVVNXX
  • Số tài khoản: 27910370011111
  • Cước phí tại Việt Nam do bên mua chịu, cước phí ngoài Việt Nam do bên bán chịu.

 

Nhận xét:

 

Phương thức thanh toán T/T có chi phí cao, rủi ro nhưng nhanh chóng.

 

Thông tin về ngân hàng của cả hai bên tham gia ký hợp đồng đều rõ ràng và cụ thể. Ngân hàng Mizuho Ltd. là một trong ba “siêu ngân hàng” của Nhật Bản. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tài chính cho rất nhiều khách hàng, bao gồm cá nhân, tập đoàn cỡ vừa và nhỏ, tập đoàn lớn, tổ chức tài chính và khu vực tư nhân. Ngân hàng có 505 chi nhánh và văn phòng ở Nhật Bản cùng 36 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đồng thời là ngân hàng duy nhất có chi nhánh ở mọi quận thành phố ở Nhật Bản. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) là ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam (sau Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản năm 2007 và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP năm 2007, ngân hàng số một Việt Nam theo doanh thu. BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, BIDV hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới. Như vậy, cả hai ngân hàng mà bên mua và bên bán chọn làm đại diện đều là những ngân hàng có uy tín, giúp tăng mức độ an toàn của việc thanh toán.

 

Bên mua phải trả trước một phần sau khi ký hợp đồng và một phần trả ngay khi có B/L. Hình thức thanh toán này có lợi cho bên bán bởi hàng được giao theo điều kiện CFR nên rủi ro trong vận chuyển do bên mua chịu (nếu bên mua không mua bảo hiểm), hàng có thể chưa về đến nơi và bên mua đã phải thanh toán hết cho bên bán. Như vậy thanh toán này là rủi ro cho bên mua, tuy nhiên với giá trị hợp đồng không quá lớn, đối tác là bạn hàng uy tín thì vẫn có thể chấp nhận được điều khoản thanh toán này.

Xuất khẩu nhôm oxit sang Nhật Bản
Xuất khẩu nhôm oxit sang Nhật Bản

1.2.5. Các chứng từ đi kèm

 

  • Một bộ đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển sạch “đã xếp hàng lên tàu”, được đánh dấu là “cước phí vận chuyển trả trước”, có tên người nhận hàng, nhận thông báo là VIETNAM JSC.

 

  • 3 bản Hóa đơn thương mại

 

  • 3 bản Phiếu đóng gói hàng hóa

Trang 5

 

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

 

  • Chứng nhận phân tích phát hành bởi nhà sản xuất

 

  • Chứng nhận xuất xứ từ EPA

 

Nhận xét: Quy định về bộ chứng từ đầy đủ.

 

1.2.6. Điều khoản bất khả kháng

 

Trường hợp đình công, chiến sự hay thiên tai xảy ra tại nước xuất xứ sẽ được coi là

 

điều bất khả kháng.

 

1.2.7. Điều khoản trọng tài

 

  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu bất cứ tranh chấp nào xuất hiện mà không đi tới thỏa thuận hòa giải sẽ được đưa tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tương ướng với luật phân xử và sẽ là phán quyết cuối cùng đối với cả hai bên liên quan.

 

  • Người mua sẽ có quyền khiếu nại người bán về số lượng, chất lượng, hoặc điều kiện đóng gói theo báo cáo của VINACONTROL của S.R./SGS ở Việt Nam trong vòng 30 ngày sau khi nhận hàng và khiếu nại phải được giải quyết trong vòng 30 ngày từ ngày chấp nhận khiếu nại đó. Nếu chất lượng của sản phẩm không giống với sản phẩm mẫu, người mua có quyền trả lại mà không chịu phí tổn.

 

  • Nếu việc vận chuyển quá muộn so với lịch trình vân chuyển, người bán sẽ bị phạt 5% trên tổng giá trị chuyến hàng. Không tính trì hoãn trên biển.

 

Nhận xét:

 

Điều khoản trọng tài quy định rõ về địa điểm trọng tài, luật áp dụng và trình tự tiến hành trọng tài, có quy định rõ thời hạn khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

 

Mục 7.2 đề cập đến giám định hàng hoá mà không có điều khoản giám định trong hợp đồng. Theo Quyết định 1343-TM/PC, Điều 7, khoản 7.1 thì các bên phải quy định

 

điều khoản giám định trong hợp đồng ngoại thương đối với hàng hoá mà các bên yêu cầu giám định. Vì thế, hợp đồng nên cho mục 7.2 thành điều khoản giám định riêng để tránh gây nhầm lẫn.

 

Mục 7.3 đề cập đến giao hàng quá muộn so với lịch trình vận chuyển thì bên bán sẽ bị phạt 5% trị giá hợp đồng nhưng không nói rõ thế nào là quá muộn so với lịch trình,

 

đồng thời trong Article 3, lịch trình được ghi là ETD và ETA cũng chỉ là thời gian dự

 

 

 

kiến và không bắt buộc người bán phải giao hàng đúng ngày đó. Điều này sẽ gây khó

 

khăn trong việc phân xử.

 

1.2.8. Điều kiện chung

 

  • Mọi điều khoản của hợp đồng tuân theo Incoterms 2010.

 

  • Bằng việc kí kết hợp đồng này, mọi trao đổi và thỏa thuận trước đây có liên quan sẽ vô hiệu lực.

 

  • Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày kí kết qua fax. Bất cứ thay đổi nào hay các điều khoản bổ sung sẽ có hiệu lực chỉ khi được xác lập bằng hình thức văn bản và được hai bên xác nhận hợp lệ.

 

  • Nhận xét chung về hợp đồng

 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này khá đơn giản do giá trị hợp đồng không quá lớn (17,700 USD). Hai bên đã có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau nên sử dụng phương thức thanh toán T/T. Yêu cầu về bộ chứng từ đầy đủ, phù hợp với việc hàng hóa là hóa chất (mã HS: 2818) nên cần các chứng nhận phân tích, xuất xứ để đảm bảo lợi

ích cho bên mua và đảm bảo hàng hóa được phép lưu thông. Hợp đồng đã bao gồm khá

 

đầy đủ các điều khoản cơ bản: điều khoản tên hàng, số lượng, giá cả; điều khoản giao hàng; điều khoản thanh toán; điều khoản về bộ chứng từ; điều khoản bất khả kháng; điều khoản trọng tài; điều khoản chung. Tuy nhiên hợp đồng còn có nhiều lỗi dẫn đến khó khăn cho đôi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng: cần quy định cụ thể hơn cho chất lượng bao bì, không có điều khoản về phẩm chất hàng hóa, điều khoản giao hàng và

 

điều khoản liên quan đến giao hàng chậm không được quy định rõ ràng cụ thể, không có điều khoản giám định trong khi hàng hoá được các bên yêu cầu giám định.

 

CHƯƠNG 2.  PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ

 

2.1. Vận đơn (Bill of lading)

 

2.1.1. Phân loại

 

  • Theo như kết cấu và hình thức của vận đơn (ghi cảng đi đến, có logo và tên hãng tàu) ta có thể thấy đây thuộc loại Master Bill of Lading (nguyên container).

 

Nhận xét: MBL ít rủi ro hơn nhiều so với HBL vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được còn HBL gốc không có hiệu lực với hãng tàu.

 

  • Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển: đây là vận đơn bản sao (copy B/L) có nội dung giống vận đơn gốc, không có dấu và không được kí bằng tay.

 

  • Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa: Đây là vận đơn đã bốc hàng lên tàu

 

(Laden on board).

 

Giải thích: là chứng từ xác định hàng đã được bốc qua lan can tàu, thể hiện người bán đã giao hàng theo đúng hợp đồng đã kí với người mua.

 

  • Căn cứ vào phê chú trên vận đơn: Đây là vận đơn sạch.

 

Giải thích: là vận đơn không có ghi chú một cách rõ ràng về khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì.

 

  • Căn cứ vào tính sở hữu: đây là vận đơn đích danh.

 

Giải thích: Ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng VIETNAM JSC và nhà chuyên chở chỉ giao hàng cho VIETNAM JSC.

 

2.1.2. Phân tích nội dung chi tiết

 

  • Số vận tải đơn: 0086A11111

 

  • Tên người chuyên chở: WAN HAI

 

Nhận xét: WAN HAI là hãng vận chuyển lớn và lâu đời nhất của Đài Loan, được thành lập năm 1965 và có trụ sở tại Đài Bắc với 87% dịch vụ tập trung ở các tuyến châu

 

Á. WAN HAI đứng trong top 20 hãng vận chuyển toàn cầu. Vì vậy, hãng vận chuyển là hãng có uy tín cao.

 

  • Tên và địa chỉ người giao hàng: JAPAN CO., LTD.

 

TOKYO, 102-0083 NHẬT BẢN.

 

  • Tên và địa chỉ người nhận:

VIETNAM JSC

 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI,

 

VIỆT NAM.

 

  • Bên nhận thông báo: VIETNAM JSC

 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM.

 

  • Nơi nhận hàng: IMABARI, NHẬT BẢN

 

Nhận xét: Các thông tin và các chủ thể trùng với trong hợp đồng.

 

  • Cảng bốc hàng lên tàu: KOBE, NHẬT BẢN

 

  • Cảng dỡ hàng: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

  • Nơi giao hàng: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

  • Tên con tàu và số hiệu con tàu: WAN HAI 312

 

Nhận xét: Là loại tàu container được xây dựng năm 2006 và hiện đang chèo thuyền dưới lá cờ của Singapore. WAN HAI 312 có chiều dài 213m với tổng dung tích là 27800 tấn. Tàu này 10 tuổi là loại tàu trẻ. Thông thường theo điều kiện CFR thì người xuất khẩu sẽ thuê tàu điều kiện tối thiểu. Tuy nhiên ở đây người xuất khẩu ở Nhật Bản đã thuê tàu với điều kiện khá tốt để tối thiểu rủi ro cho bên mua.

  • Số lượng B/L bản chính được phát hành: 3

 

  • Mã kí hiệu hàng hóa và số lượng: 11M/T NHÔM OXIT A-21

 

9M/T NHÔM OXIT AM-21

 

  • Số lượng và loại kiện hàng: 1 CTR (20 PALLET)

 

  • Trọng lượng tổng: 20,360.000 KGM

 

  • Ngày và nơi kí phát vận đơn: 10/07/2016 TOKYO, NHẬT BẢN

 

  • Pre-carriage by EMERALD/W270: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng xuất khẩu trước khi Container được xếp lên tàu => Hàng đi từ KOBE đến IMABARI bằng tàu EMERALD/W270.

 

  • FCL: vận chuyển nguyên container.

Giải thích: Người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Mặt hàng trong hợp đồng là nhôm oxit đồng nhất và đủ đóng 1 container thì đây là phương án kinh tế hiệu quả nhất.

 

  • “FREIGHT PREPAID” cho biết vận đơn này theo cước trả trước, người bán kí hợp đồng vận chuyển, trả cước phí cho tuyến vận tải quốc tế để giao hàng đến cảng đích quy định theo đúng điều kiện CFR.

 

  • Trong vận đơn có quy định tỉ lệ trao đổi: 1USD = 103.18 JPY

 

  • Dung tích hàng hóa: 22.9900 (m3) và dung trọng hàng hóa 20,360.000 kg chứa trong 1 container 20 feet (có đầy đủ số hiệu container, miêu tả hàng hóa, số lượng trong vận đơn).

 

Hoá đơn thương mại (Invoice)

 

  • Số W1607/0592

 

  • Ngày lập hóa đơn: 10/07/2016

 

  • Người nhận: VIETNAM JSC –THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM.

 

  • Tên tàu: WAN HAI 312

 

  • Ngày xuất khẩu đi dự kiến: 10/07/2016

 

  • Cảng đi: KOBE, NHẬT BẢN

 

  • Cảng đến: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

  • Tên hàng: ALUMINA A21, ALUMINA AM21

 

  • Số lượng: 20.00 M/T

 

  • Tổng số tiền: 17,700.00 USD

 

  • Đóng gói: Đóng gói theo bao bì 25 kg/bao giấy (theo tiêu chuẩn Nhật Bản), 40 bao đóng 1 pallet, tổng cộng 20 pallet trong một container 20 feet.

 

Nhận xét:

 

Hóa đơn nhìn chung khá đơn giản, tuy nhiên thiếu đi một số nội dung quan trọng

 

như:

 

  • Tên, địa chỉ người bán

 

  • Chi tiết cụ thể về các cảng xếp, dỡ hàng, chỉ có địa điểm xuất và nhập hàng.

 

  • Nội dụng về tàu biển chỉ có tên tàu, chưa có số chuyến

 

Các thông tin khác đã chuẩn xác, phù hợp với hợp đồng. Hóa đơn này khá đầy

 

đủ các thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch, phù hợp với một hợp đồng có giá trị không quá lớn như hợp đồng này. Đặc biệt là khi hai bên đã có quan hệ hợp tác lâu dài, tin tưởng lẫn nhau, thể hiện qua việc thanh toán giao dịch bằng phương thức điện chuyển tiền như đã phân tích trong phần hợp đồng ở trên.

Xuất khẩu nhôm đi Nhật Bản
Xuất khẩu nhôm đi Nhật Bản
  • Phiếu đóng gói (Packing List)

 

  • Số W1607/0592

 

  • Ngày 10/07/2016

Trang 11

 

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ

 

  • Người nhận:

 

VIETNAM JSC

 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM

 

  • Tên tàu: WAN HAI 312

 

  • Xuất xứ: Nhật Bản

 

  • Cảng đi: KOBE, NHẬT BẢN

 

  • Cảng đến: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

Nhận xét: Các thông tin trên đều phù hợp với các thông tin trên B/L.

 

  • Tên hàng: ALUMINA A21, ALUMINA AM21

 

Nhận xét: Cách ghi tên hàng: Tên hàng. Đây là hàng hóa dạng bột hoặc hạt màu trắng, không tan và tác dụng với nước, hợp lý khi đóng trong bao gói để vận chuyển.

 

  • Số lượng: 20.00 M/T

 

  • Phương pháp quy định số lượng: Quy định chính xác cụ thể số lượng hàng hóa.

 

  • Phương pháp xác định số lượng: Đóng bao bì 25 kg/bao.

 

Nhận xét: Bao bì đóng gói dựa theo tiêu chuẩn xuất khẩu của người sản xuất, tiết kiệm chi phí, thuận lợi cho việc vận chuyển.

 

  • Khối lượng tịnh: 20,000.00 KGS

 

  • 25 KG tịnh trong túi giấy x 40 túi trên 1 PALLET x 20 PALLET = 20,000 KG

 

  • Khối lượng tổng: 20,360.00 KGS

 

  • Tổng cộng 20 PALLET trong một container 20 FT

 

Nhận xét:

 

Đây là container 20 feet hàng khô, với chiều dài 20 feet 10.5 inch, chiều rộng 8 feet, chiều cao 8 feet 6.0 in chứa được khối lượng hàng 24000 kg nên phù hợp để vận chuyển lượng hàng hóa trên.

 

Vì có 20 pallet nên thời gian dỡ hàng ước chừng 30 phút đến 1 tiếng. Có thể cho công nhân dỡ bằng tay trực tiếp. Điều này quan trọng cho bên mua trong việc bố trí nhân lực dỡ hàng và chuẩn bị kho bãi.

 

Phiếu đóng gói đã đầy đủ, dễ dàng tìm được sản phẩm nào trong bao nào, pallet nào để nếu sản phẩm nào bị lỗi người mua có thể khiếu nại lên nhà sản xuất và với những thông tin trên nhà sản xuất sẽ kiểm tra được ca sản xuất, số máy mà kiểm tra được lỗi hàng hóa cho người mua. Bên bán hàng đã có kí xác nhận đầy đủ, chứng từ hợp lệ.

 

Thông báo hàng đến (Arrival notice)

 

  • Ngày gửi 18/07/2016

 

  • Số B/L: 0086A11111

 

  • Người gửi, người nhận là các chủ thể chính xác như trong hợp đồng

 

  • Người nhận thông báo hàng đến nơi (người chuyên chở không chịu trách nhiệm khi thông báo không thành công):

 

VIETNAM JSC

 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI,

 

VIỆT NAM

 

Nhận xét: Phù hợp với trong vận đơn.

 

  • Tên công ty:

 

WAN HAI (VIETNAM) LTD

 

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

  • “AS AGENT FOR THE CARRIER WAN HAI LINES LTD”

 

Nhận xét: Công ty WAN HAI (VIETNAM) là đại lý của hãng chuyên chở WAN HAI tại Việt Nam, người nhập khẩu sẽ đến đại lý này để lấy vận đơn rồi ra cảng làm thủ tục nhận hàng.

 

  • Thời gian dự kiến đến nơi: 19/07/2016

 

  • Thời gian dự kiến phát hành: 19/07/2016

 

  • Bến bãi container: Tân Vũ

 

Nhận xét: Người nhập khẩu biết được thời gian tàu đến nơi để chuẩn bị đầy đủ chứng từ đi nhận hàng và chuẩn bị phương tiện và thiết bị đưa hàng về kho.

 

  • Thời gian miễn phí tới 23/07/2016

 

Nhận xét: là thời gian miễn phí mà người nhập khẩu có thể sử dụng container của hãng tàu. Đây là khoảng thời gian miễn phí gồm sử dụng container tại cảng (DEM) và sử dụng container tại kho (DET). Quy trình tại cảng đến: Container được hạ xuống bãi của cảng đến => lấy container về kho => trả container. Nếu người nhập khẩu muốn sử dụng thêm DEM và DET sau thời gian 23/07/2016 thì phải trả thêm khoản phí cho hãng tàu.

 

  • Lưu ý:

 

CHUYỂN TIẾP BÁO ID CHO WH TRƯỚC 14H 18/07/2016. SỐ KHAI BÁO 1626645

 

DEADLINE KHAI E-MNF 16H 18/07/2016

 

VUI LÒNG REPPLY EMAIL XÁC NHẬN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO

 

NÀY

 

Nhận xét: Người nhập khẩu chuyển tiếp báo ID cho đại lý Wan Hai trước 14h ngày 18/07/21016. Hạn khai E-manfest 16h 18/07/2016: Hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh Wan Hai dành cho người khai hải quan là đại lý hãng tàu Wan Hai (Việt Nam).

  • Quy định tỉ lệ trao đổi: 1USD = 22340 VND

 

  • Các thông tin về nơi nhận hàng, cảng chất hàng, cảng dỡ hàng, nởi trả hàng, tên và số hiệu tàu, dich vụ nội địa vận chuyển trước, số container, số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, trọng lượng hàng hóa đầy đủ và chính xác với vận

đơn.

 

  • “SHIPPER’S PACK LOAD COUNT & SEAL”

 

Nhận xét:

 

Như vậy, trong điều kiện chuyển hàng nguyên container (FCL). Người gửi hàng tự lo việc đóng hàng vào, chất xếp, chèn lót sau đó giao nguyên container đã niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở để chở đi vì vậy người chuyên chở ghi trên vận đơn câu này nhắm tránh trách nhiệm đối với hàng hóa trong container nếu khi giao hàng ở cảng

đích dấu niêm phong, kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn.

 

  • Cước vận chuyển trả trước tại IMABARI.

 

  • T/S Port: SHEKOU, Ocean Vessel: AJA IPSA

 

Nhận xét:

 

Chuyển tải tại cảng SHEKOU.

 

  • Đi từ KOBE đến IMABARI bằng tàu EMERALD/W270 Quãng đường: 232.74km
  • Đi từ IMABARI đến SHEKOU bằng tàu AJA IPSA để chuyển tải
  • Đi từ SHEKOU về HẢI PHÒNG bằng tàu WAN HAI 312 sau khi quá cảnh qua cảng CHIWAN. Quãng đường: 865.03km Thời gian: 1 ngày

 

2.5. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

 

C/O Form JV/Form VJ là chứng nhận nguồn gốc được phát hành dưới sự chấp thuận giữa Chính phủ Nhật Bản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với các hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia. C/O Form JV là mẫu chứng nhận đối với nhà xuất khẩu Nhật Bản xuất sang Việt Nam, trong khi đó C/O Form VJ là mẫu chứng nhận dành cho các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất sang Nhật Bản.

Trong hợp đồng này cụ thể như sau:

 

  • Số chứng nhận: 160001447175001909

 

  • Số trang: 1 trang duy nhất theo yêu cầu của mẫu

 

  • Dấu của Hiệp định EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản

 

  • Tên, địa chỉ công ty nhập khẩu và công ty xuất khẩu

 

  • Thông tin vận chuyển trong đó cụ thể về:

 

  • Ngày xuất khẩu: 10/7/2016

 

  • Cảng dỡ hàng: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM

 

  • Cảng dỡ hàng: KOBE, NHẬT BẢN

 

  • Tên tàu: WAN HAI 312

 

  • Thông tin hàng hóa có mã số, mã HS và mô tả: A-21 và AM-21 cùng là nhôm oxit, mã HS gồm 6 chữ số 281820

 

Thông tin xuất xứ ở NHẬT BẢN và số lượng đóng gói là 20 pallet

 

  • Quy tắc đánh giá: LVC (Local Value Content) – hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại quốc gia xuất khẩu, ở đây là Nhật Bản

 

  • Trọng lượng lần lượt là 11M/T và 9M/T

 

  • Số hóa đơn:W1607/0592

 

  • Ngày lập hóa đơn: 10/7/2016

 

  • Lưu ý: Phát hành trước

 

  • Lời tuyên thệ của nhà xuất khẩu rằng chi tiết trong C/O là hoàn toàn chuẩn xác và đúng đắn; hàng hóa đã thỏa mãn (các) điều kiện yêu cầu để phát hành C/O này.

 

  • Xác nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chứng nhận lời tuyên thệ của nhà xuất khẩu là đúng.

 

Nhận xét:

C/O được cấp của công ty Nhật Bản đã đầy đủ các thông tin cơ bản yêu cầu trong mẫu và chuẩn xác với nội dung của hợp đồng và các chứng từ khác. Tuy nhiên, chỉ ở đây mới ghi mã HS của hàng hóa, trong các chứng từ khác không hề đề cập đến thông tin về mã HS của hàng hóa, điều này có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát các chứng từ do thông tin không khớp nhau.

 

Theo thông lệ, C/O sẽ được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc không chậm hơn

 

3 ngày kể từ ngày xuất khẩu. Trong 1 số trường hợp, theo đề nghị của người xuất khẩu, C/O sẽ được cấp sau theo như luật lệ và quy định của bên xuất khẩu trong vòng 12 tháng kể từ ngày xuất khẩu, trong trường hợp này cần phải ghi rõ “Cấp sau” vào ô 8. Tuy nhiên theo như C/O của hợp đồng này, ngày tháng cấp phép là ngày 11/7/2016, chỉ 1 ngày sau khi hàng hóa được xuất khẩu đi (theo như ngày tháng ghi trên vận đơn và trên chính

 

C/O này), vì vậy việc ghi “Issued Retroactively” vào ô số 8 sẽ được cho là không hợp lệ.

 

2.6. Chứng nhận phân tích (Certificate of analysis)

 

Nhận xét:

 

Bốn C/A đều được chứng nhận và cấp phép công ty Sumitomo Chemical Co., LTD. – một công ty hóa chất hàng đầu Nhật Bản mà alumina (nhôm oxit) là một trong các sản phẩm chủ lực của công ty.

 

Nồng độ các chất thành phần có trong hai loại hàng hóa không giống hoàn toàn so với tiêu chuẩn phân loại của công ty Sumitomo, tuy nhiên mức độ sai khác nhỏ, không

 

đáng kể (cụ thể những sai khác của từng thành phần dao động ở mức 0,01 đơn vị %), vẫn được công ty Sumitomo chấp nhận.

 

Bảng 1. Bảng so sánh nhôm oxit loại A-21 theo mức tiêu chuẩn và theo phân tích

 

Danh mục Đơn vị A-21 (Tiêu chuẩn) A-21 (60511) A-21 (60531)
         
H2O % 0.04 0.03 0.03
         
L. O. I % 0.05 0.05 0.06
         
SiO2 % 0.01 0.00 0.00
         
Fe2O3 % 0.01 0.01 0.01
         
Na2O % 0.26 0.24 0.24
         
Al2O3 % 99.7 99.7 99.7
         

 

 

Bảng 2. Bảng so sánh nhôm oxit AM-21 theo mức tiêu chuẩn và theo phân tích

 

Danh mục Đơn vị AM-21 (Tiêu chuẩn) AM-21 (60601) AM-21 (60602)
         
H2O % 0.06 0.06 0.06
         
L. O. I % 0.05 0.06 0.05
         
SiO2 % 0.01 0.01 0.01
         
Fe2O3 % 0.02 0.02 0.01
         
Na2O % 0.26 0.23 0.24
         
Al2O3 % 99.7 99.7 99.7
         
D50 Micromet 4.8 5.7 5.4
         

 

Mặc dù trong các chứng từ khác chỉ có thống kê của 2 loại hàng hóa là 2 hóa chất nhôm oxit loại A-21 và AM-21, tuy nhiên lại có 4 giấy chứng nhận, trong đó mỗi loại hóa chất lại có 2 giấy chứng nhận 2 chủng loại khác nhau với nồng độ các chất cấu thành và trọng lượng khác nhau. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong việc thông quan khi kiểm tra các loại chứng từ.

Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, công ty chung tôi còn vận chuyển nội địa và quốc tế, chuyển phát nhanh, cho thuê kho bãi…
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689