Omni-Channel là gì

Omi-channel mô hình bán hàng đa kênh chuỗi Logistics tổng hợp

Nội Dung Chính

Omi-channel, mô hình bán hàng đa kênh, chuỗi Logistics tổng hợp

Omni- channel còn được gọi là mô hình bán hàng đa kênh gồm kênh truyền thống như chợ truyền thống; đại lý bán lẻ; kênh hiện đại siêu thị; shopping mall; kênh online thương mại điện tử.

Đây là chiến lược kinh doanh hiệu quả và trở thành xu hướng trong những năm gần đây trên thị trường quốc tế và khu vực; Omni -channel ứng dụng công nghệ; giúp bạn tăng doanh thu bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên các ứng dụng công nghệ và hình ảnh cuốn hút.

Trong bối cảnh Internet và thương mại điện tử phát triển như vũ bão; hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục; Các doanh nghiệp phải cập nhật xu hướng; có những ứng phó kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hiểu sâu hơn về Omni-Channel:

Omni channel là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất; liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng;

Omni channel còn được gọi là mô hình bán hàng đa kênh; được ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Khi áp dụng mô hình omni channel; bạn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệp liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng thực tế hay trên môi trường trực tuyến.

Trong tình hình hiện nay; trải nghiệm đa kênh đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng hài lòng; xây dựng lòng trung thành của khách hàng; Khách hàng có mặt khắp mọi nơi trên môi trường trực tuyến; nếu không tiếp cận đa kênh; bạn có thể là kẻ thu cuộc.

Do đó; các doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn đều phải áp dụng nhuần nhuyễn mô hình omni channel để tiếp cận và tăng tính kết nối với khách hàng.

Mô hình bán hàng đa kênh Omni -channel

Vì sao Omni channel giúp bạn tăng doanh thu gấp nhiều lần?

Khi bạn mở rộng phủ sống trên nhiều kênh bán hàng; bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà không cần phải tăng đầu tư vào cửa hàng thực tế như mô hình bán hàng truyền thống với các quầy kệ trưng bày; các chi phí Marketing vì thế được tính vào giá bán.

Với trải nghiệm đa kênh, khách hàng có thể thấy sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn mọi lúc mọi nơi; Điều này có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm và quá trình ra quyết định mua hàng.

Lấy ví dụ hệ thống bán lẻ FPT Retail hay Viettel Store. Vì vậy; bán hàng đa kênh có thể giúp bạn tăng doanh số rất hiệu quả.

Omni channel cũng giúp bạn và khách hàng tăng tính tương tác tốt hơn để thấu hiểu chân dung và hành vi của khách hàng. Từ đó; bạn sẽ nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng; biết được khách hàng đã hài lòng về sản phẩm hay chưa; điều gì cần cải thiện về chất lượng hoặc giá cả; họ đặt hàng có khó khăn hay không,…

Như vậy; bạn không chỉ làm hài lòng người mua trong ngắn hạn mà còn xây dựng được lòng trung thành khách hàng cho mục tiêu lâu dài.

Mời bạn xem thêm tại: Phân tích và vận dụng chuyên sâu Incoterms 2010

Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Omni channel hiện nay, thời đại công nghệ 4.0

Mô hình Omni channel không chỉ thích hợp với các công ty lớn; tập đoàn đa quốc gia mà nó cũng thích hợp với các công ty vừa, nhỏ (SME) mà bối cảnh hiện tại bắt buộc doanh nghiệp lớn phải gia nhập “sân chơi thời đại” này.

Có thể thấy hàng loạt nhà bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang đầu tư hệ thống bán hàng trên nền thương mại điện tử như: Lotte Mart, FPT Shop, Viettel Retail… song song với các cửa hàng thực tế.

Ngoài ra; chương trình bán hàng và marketing của các doanh nghiệp phải được thực hiện thống nhất trên cả online và offline. Hình ảnh online thì rất đẹp bắt măt; tuy nhiên hệ thống trưng bày ở cửa hàng siêu thị cũng phải đồng bộ với nhận diện thương hiệu; trình bày cuốn hút sinh động.  

Động thái này của các nhà bán lẻ truyền thống là cách ứng phó với mối đe dọa từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam dự báo mô hình bán lẻ “đơn kênh” sẽ dần bị thay thể bởi bán lẻ đa kênh do sự đòi hỏi của thị trường.

Mời bạn đọc thêm tại: Những tuyến đường sông trong ngành vận tải Việt Nam

Những đòi hỏi này xuất phát từ bản chất thị trường Việt Nam rất năng động; nhu cầu của người dân liên tục thay đổi; buộc các nhà bán lẻ phải khai thác và đáp ứng kịp thời.

Theo kết quả báo cáo của Google

Theo báo cáo của Google (2015); 73% khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên internet trước khi mua hàng, 17% trong số đó quyết định mua hàng trực tuyến. Đồng thời; theo nhận định của AC Nielsen; ranh giới giữa thực và ảo trong ngành bán lẻ đã không còn rõ rệt khi thương mại điện tử lên ngôi.

Ngày càng nhiều người tìm kiếm thông tin sản phẩm tại cửa hàng offline nhưng quyết định mua hàng trên cửa hàng online; ngược lại nhiều khách hàng tìm kiếm online; quyết định mua hàng tại hệ thống siêu thị; shopping mall mà họ yêu thích.

Do đó; hầu hết các doanh nghiệp phải thích ứng ;điều chỉnh các chính sách phù hợp với xu hướng “khách hàng đa kênh” để tiếp cận ; gắn kết với khách hàng. Dịch vụ hậu mãi; dịch vụ khách hàng; trải nghiệm khách hàng là vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay.

 

5/5 - (40 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689