KINH NGHIỆM KÝ KẾT VÀ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN “LÔNG NGỖNG TRẮNG”

KINH NGHIỆM KÝ KẾT VÀ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN “LÔNG NGỖNG TRẮNG”

Nội Dung Chính

ngong-2

Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, nước ta sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại với các quốc gia trên thế giới. Những giao dịch mua bán xuất nhập khẩu quốc tế cũng vì vậy mà ngày càng tăng và để đảm bảo tính minh bạch, công bằng về mặt pháp lí giữa hai bên luôn có những đàm phán ký kết hợp đồng thương mại hay hợp đồng xuất nhập khẩu. Hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa (hay dịch vụ). Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong hợp đồng là sự nhất trí giữa các bên thực hiện giao dịch để đi tới việc trao đổi mua bán. Hàng hóa hay dịch vụ được giao dịch phải được phân phối, di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.

Từ trước đến nay đề tài về hợp đồng xuất nhập khẩu đã có không ít công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để góp phần nghiên cứu kỹ hơn về mặt thực tế của việc ký kết hợp đồng cùng với những phát sinh trong khi ký kết hợp đồng, dựa vào những kiến thức được học từ môn “Giao dịch thương mại quốc tế”, đặc biệt là nội dung về ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhóm xin nghiên cứu đề tài:

“ Giao dịch nhập khẩu lông ngỗng trắng đã qua xử lí của  Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Việt Nam”

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích để hiểu rõ hơn về nội dung và quy trình thực hiện hợp đồng, vận dụng kiến thức đã học để phân tích, nêu lên mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra các lí giải, nhận định về hợp đồng nhập khẩu.

Chủ thể

–  Chủ thể tham gia thực hiện HĐMBHHQT có bên bán  là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hangzhou Xiaoshan Xitang Feather và bên mua là Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Việt Nam.

–  Chủ thể hợp pháp: Có tư cách pháp lí trong việc kí kết hợp đồng.

Đối tượng

– Hợp pháp. Hàng hóa được phép nhập khẩu và đã qua kiểm dịch .

– Lông ngỗng đã qua xử lý 4 – 6 cm dùng trong gia công hàng may mặc.

Hình thức

–  Hợp pháp: Văn bản.

Hợp đồng

  • Hợp đồng của bên mua với bên bán số VN20161020

Thời gian ký

–    Ngày 20/10/2015 hợp đồng được của bên mua với bên bán được ký kết.

  1. Các điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu
  • Điều khoản tên hàng, số lượng và giá cả

–  Tên hàng: Lông ngỗng trắng đã qua xử lí 4 – 6 cm.

– Đơn vị tính: Kg

–  Phương pháp quy định số lượng: quy định chính xác cụ thể số lượng hàng hóa: 34,500.00 kg.

–  Đơn giá: US$1.80/ KG, CNF VIETNAM

–  Tổng giá : US$62,100.00

–  Đồng tiền tính giá: US$

Nhận xét:

  • Giá được hiểu là giá CNF VIETNAM, có nghĩa rằng bên bán hàng cần phải trả cước phí vận chuyển, là giá của hàng hóa người bán chịu trách nhiệm giao tại nơi đến. CNF bao gồm tiền hàng, chi phí vận chuyển và chi phí mua bảo hiểm .
  • Điều khoản bao bì

–  Đóng kiện.

Nhận xét:

Việc đóng kiện thuận lợi cho vận chuyển, xếp hàng, dỡ hàng.

  • Điều khoản giao hàng
  • Phương tiện vận chuyển: container
  • Thời hạn giao hàng:
    • Lần 1: 05/11/2015
    • Lần 2: 25/11/2015
  • Nơi xuất hàng: Shanghai, China.
  • Nơi nhận hàng: Hải Phòng, Việt Nam.
  • Trước khi gửi hàng, bên bán phải thông báo cho bên mua để kiểm tra hàng hóa, hàng hóa kiểm tra nếu đảm bảo thì sẽ được giao, nếu không bên bán phải hoàn trả tiền đặt cọc cho bên mua.
  • Khi giao hàng, bên bán phải sử dùng tàu nhanh và tàu trực tiếp.

Nhận xét:

  • Phương pháp vận chuyển là container, thuận lợi cho người bán.
  • Sử dụng tàu nhanh và tàu trực tiếp giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.
  • Điều khoản thanh toán

–  Phương thức thanh toán: Đặt cọc 25% tổng số tiền hàng, 75% còn lại thanh toán bằng L\C.

–  Chứng từ yêu cầu: Tín dụng thư.

Nhận xét:

  • Thanh toán bằng L\C ( viết tắt của Letter of Credit) : người mua ký quỹ một số tiền ở ngân hàng bên mua để ngân hàng bên mua đảm bảo cho việc thanh toán khi bên bán giao hàng đúng các điều khoản trong L\C quy định thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho bên mua. Nếu người bán thực hiện chưa đúng thì tùy trường hợp mà bên mua có quyền từ chối nhân hàng ( bên mua phải trả phí bất hợp lệ cho bộ chứng từ). Bằng cách thanh toán này, người bán được đảm bảo rằng thanh toán sẽ được thực hiện độc lập với bên mua khi các điều khoản và điều kiện của tín dụng được tuân thủ; người mua được đảm bảo rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay sau khi các ngân hàng đã nhận được các chứng từ về quyền sở hữu với hàng hóa.
  • Điều khoản chất lượng

– Theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, không mùi, 100% lông ngỗng thật không pha trộn tạp chất.

– Kích cỡ 4 – 6 cm.

Nhận xét:

  • Hàng hóa được xác định phù hợp với tiêu chuẩn của Hàn Quốc, đem lại sự tin cậy, đảm bảo về chất lượng cho người mua.
  • Bộ chứng từ có kết quả kiểm dịch của Cơ quan Thú y vùng II chứng nhận có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, đã được kiểm tra và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y khi nhập khẩu, sản phẩm được bao gói, bảo quản theo quy định, sản phẩm được khử trùng tiêu độc bằng Formalhyde và Potassium Per Maganate nồng độ 25CC và 15 Gr Per CBM.
  • Điều khoản về ngân hàng:
  • Ngân hàng thụ hưởng:

ZHEJIANG XIAOSHAN RURAL COOPERATIVE BANK

  • Bên thụ hưởng: Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather Co. Ltd
  • Số tk: 201000117680158
  • Mã: HXCBCN2H

Nhận xét:

Bên hưởng lợi: Công ty Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather.

  • Điều khoản khác:
  • Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký fax, cả hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc tất cả các điều khoản và điều kiện. Tất cả các thỏa thuận trước đó sẽ trở thành vô hiệu. Bất kỳ sự thay đổi hoặc bổ sung trong hợp đồng này đều phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận từ cả hai bên.
  • Hợp đồng này được chia làm 2 bản. Mỗi bên giữ 1 bản.

Nhận xét:

Chưa quy định Điều khoản bất khả kháng / miễn trách nhiệm, khiếu nại.

– Chưa thấy quy định Luật áp dụng trong hợp đồng.

– Chưa có điều khoản trọng tài.

– Chưa quy định điều khoản giải quyết tranh chấp và điều khoản bồi thường.

– Chưa thấy các chứng từ đàm phán.

B. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ

Trong phần này chúng em sẽ phân tích bộ chứng từ liên quan đến lần giao hàng thứ 2

  1. Phân tích tờ khai
    1. Mô tả chung về tờ khai:

Theo thông tư số 15/2012/TT-BTC ban hành mẫu tờ khai nhập khẩu, Tờ khai Nhập Khẩu có 38 tiêu thức (ô):

  • Người xuất khẩu, mã số
  • Người nhập khẩu, mã số
  • Người ủy thác, mã số
  • Phương tiện vận chuyển
  • Tên, số hiệu phương tiện
  • Ngày khởi hành/ ngày đến
  • Số vận đơn
  • Cảng bốc
  • Cảng dỡ
  • Điều kiện giao hàng
  • Số lượng
  • Phương thức thanh toán
  • ….
  1.  Phân tích tờ khai nhập khẩu lông ngỗng đã làm sạch của công ty TNHH thương mại và sản xuất Việt Nam

Trên tờ khai hải quan có ghi rõ các thông tin.

_ Số tờ khai : 100692576941 (11 số đầu này do hệ thống tự động cấp), còn số cuối “1” tức là tờ khai này đã sửa đổi bổ sung 1 lần.

_ Số tờ khai đầu tiên: do hợp đồng nhập khẩu này chỉ có 1 mặt hàng nên trường hợp này để trống (chỉ nhập liệu trong trường hợp lô hàng có nhiều hơn 50 dòng hàng hoặc các trường hợp phải tách tờ khai khác)

_ Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: để trống

_ Mã phân loại kiểm tra: 2 – hàng hóa được phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ, chứng từ nếu có sai sót, không đúng sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa )

_ Mã loại hình:

+ E31: Nhập nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu

+ 2: Mã hiệu phương tiện vận chuyển bằng đường biển

+ [4]: phân loại cá nhân/ tổ chức – đây là hàng của tổ chức gửi tổ chức

_ Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 0505 – nhóm hàng: “da và các bộ phận khác của loài chim, có lông vũ”

_ Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: HUNGYENHP – Chi cục hải quan Hưng Yên

_ Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00 – đội thủ tục hải quan xuất nhập khẩu xử lý

_ Ngày đăng ký: 30/12/2015  17:33:17 ( ngày thực hiện nghiệp vụ IDC)

_ Ngày thay đổi đăng ký: 31/12/2015  11:05:05

_ Thời hạn tái nhập/tái xuất: để trống (không phải hàng tạm nhập tạm xuất

_ Người nhập khẩu, người xuất khẩu: đã trình bày ở hợp đồng thương mại

_ Người úy thác xuất khẩu, nhập khẩu: để trống (không có người ủy thác)

_ Đại lý hải quan: để trống – (đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ IDA và các nghiệp vụ tiếp theo thì không cần nhập liệu).

_ Số vận đơn: ASHVHWC5253017 – trùng với số trên Bill of Lading.

_ Số lượng: 148

+ đơn vị tính: mã loại kiện BL – loại kiện là Bale, Compressed

_ Tổng trọng lượng hàng (Gross) 11.248 KGM (kilogram)

_ Số lượng container: 1

_ Địa điểm lưu kho: 03TGS01 – tại công ty cổ phần Cảng Nam Hải

_ Địa điểm dỡ hàng:

+ mã cảng dỡ: VNNHC

+ tên cảng dỡ: Nam Hải

_ Địa điểm xếp hàng: CNSHA – mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE – SHANGHAI

_ Phương tiện vận chuyển: 9999 – thông tin của tàu chưa được đăng ký vào hệ thống

WARNOW CARP V.  15025W – tên tàu

_ Ngày hàng đến: 28/12/2015 – ngày dự kiến hàng đến cửa khẩu

_ Số hóa đơn: A – 2015DX1209AL

+ A: phân loại là hóa đơn thương mại

_ Ngày phát hành: 09/12/2015 – ngày phát hành hóa đơn thương mại

_ Phương thức thanh toán: LC – thư tín dụng

_ Tổng trị giá hóa đơn: A – CFR – USD: 19.980

+ A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền.

+ CFR: điều kiện giao hàng Cost and Freight

+ USD: đơn vị tiền tệ

+ 19.980: tổng trị giá hóa đơn

_ Tổng trị giá tính thuế: 449.889.660 (VNĐ)

_ Tổng hệ số phân bổ giá trị: 19.980 ( là tổng trị giá hóa đơn)

_ Giấy phép nhập khẩu: EL02 – 9359/CN – KDSPDVNK

+ EL02: mã phân loại giấy phép

+ 9359/CN – KDSPDVNK: số giấy phép nhập khẩu

 

  1. Vận đơn (Bill of Lading)
    1. Khái niệm:

Vận đơn là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hay nhận hàng để xếp.

Vận đơn có 3 chức năng:

  • Là chứng từ xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết;
  • Là bằng chứng cho việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa;
  • Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở.
  1. Phân tích B/L

Trước hết, vận đơn được sử dụng là vận đơn vận tải đa phương thức (Combine Transport Bill of Lading) tức là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau.

Ta có thể thấy chữ ORIGINAL trên vận đơn, chứng tỏ đây là vận đơn gốc

Vận đơn có ghi rõ:

_ Người gửi hàng: là công ty Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather

_ Người nhận hàng (consignee): to the order of Vietinbanl, Hung Yen branch – ngân hàng Vietinbank chi nhánh ở Hưng Yên có thể khống chế vận đơn, công ty Việt Nam phải thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng mới kí hậu cho Việt Nam nhận hàng. Do đó, đây là vận đơn theo lệnh (to order B/L)

_ Địa chỉ gửi thông báo: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Việt Nam, Lương Bằng, Kim Đồng, Hưng Yên, Hà Nội

_ Cảng xếp hàng là cảng Shanghai, Trung Quốc; cảng dỡ hàng là cảng Hải Phòng, Việt Nam

_ Vận tải đơn phát hành 3 bản gốc

_ Vận đơn có kèm theo các thông số về hàng hóa phù hợp với hợp đồng, cước phí là trả trước (freight prepaid)

_ Cấp tại cảng Shanghai, Trung Quốc ngày 24 tháng 12 năm 2015, kí bởi đại lý của hãng tàu. Ngày phát hành là ngày bốc dỡ hàng lên tàu, vẫn trong thời gian L/C có hiệu lực.

Hãng vận chuyển là chi nhánh của công ty Asean Seas Line tại Shanghai, Trung Quốc. Công ty được thành lập từ tháng 3 năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa dịch vụ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Sau 5 năm hoạt dộng, mạng lưới của công ty đã được mở rộng tại các lớn ở Trung Quốc như Shanghai, Hongkong, Ningbo, Qingdao, Yantian và có đại lý ở các nước Đông Nam Á. Như vậy, đây là hãng vận chuyển đủ uy tín.

Thêm vào, ta có thể thấy rằng đây là vận đơn đường biển (Master Bill) nhờ các chi tiết: có dẫn chiếu công ước quốc tế, do người chuyên chở chính thức phát hành, vận đơn ghi rõ đã bốc hàng lên tàu (on board), người gửi hàng là Shipper chứ không phải là Congignor, chỉ có 1 chữ kí và 1 con dấu,…

Nhận xét chung: Chứng từ này hoàn toàn hợp lệ.

  • Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu, có thể dùng làm cơ sở để tính thuế.

Hóa đơn thương mại được phát hành bởi Công ty xuất khẩu Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather, phù hợp với L/C không hủy ngang số 342101500111 phát hành ngày 15/12/2015 bởi ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank)

Cụ thể như sau:

Invoice number : 2015DX1209AL
Date : 9/12/2015
Trade terms : CFR, Hai Phong Port, Vietnam, Incoterms 2010
Terms of Payment : 75% LC

25% TT

Origin : China
Quantity : 11,100 KGS

Hóa đơn có các điều khoản thống nhất với hợp đồng và B/L, ghi rõ tổng trọng lượng, xuất xứ và phương thức thanh toán

Tuy nhiên hóa đơn chưa nói rõ tên tàu vận chuyển hàng hóa và ngày phát hành vận đơn. Mặc dù lỗi này không bị coi là một lỗi lớn.

 IV.  Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ có những ý nghĩa nhất định trong việc hàng hóa có được nhập khẩu vào nước nhập khẩu hay không, với hạn ngạch bao nhiêu và các ưu đãi thuế quan có được qua các hiệp định thương mại hay không.

Trong trường hợp này, C/O được lập là C/O form E.

  1. Điều kiện hàng hóa được cấp form E

Lông ngỗng làm sạch (mã HS: 05051090) thỏa mãn điều 2 Thông tư 166/2014/TT-BTC và phụ lục 1 quyết định số 12/2007/QĐ-BTM:

Thuộc Biều thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này.

Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc là nước thành viên của hiệp định Thương mại hàng hóa ACFTA.

Được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam (Quy tắc 8 về Vận chuyển trực tiếp- hiệp định thương mại tự do Asean-Trung Quốc)

Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do ACFTA, cụ thể mặt hàng này thỏa mãn quy tắc 3 về sản phẩm thuần túy.

Đồng thời thỏa mãn điều 23 phụ lục II về Thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu E ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT  ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 “Cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu phải chấp nhận C/O mẫu E trong  trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi nhà xuất khẩu ACFTA đại diện cho công ty đó miễn là hàng hoá đáp ứng các quy định về xuất xứ trong Phụ lục I Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM. Số hoá đơn bên thứ ba phải được ghi trên Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu (Trung Quốc) và người nhận hàng (Việt Nam) phải có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định, bản sao của hoá đơn bên thứ ba phải nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu”Bên tham gia Hiệp định, bản sao của hoá đơn bên thứ ba phải nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu”.

  1. Phân tích C/O

Hình thức cụ thể của C/O này như sau:

_ C/O do công ty Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather Co, Ltd là người xin. Ghi rõ các ô như sau:

Ô 1: Người xuất khẩu, địa chỉ – Hangzhou Xiaoshan Xintang Feather Co, Ltd (Trung Quốc)

Ô 2: Người nhập khẩu, địa chỉ – A&L Corporation (Việt Nam)

Ô 3: Phương tiện và đường vận chuyển – như vận tải đơn

Tại ô 11, 12 có chữ kí đóng dấu xác nhận là xuất xứ hàng hóa phù hợp

Nhận xét: đây là giấy chứng nhận của đơn hàng 227 bales còn hàng hóa không hề thay đổi, do nhóm đã không thu thập đúng chứng từ , nhưng nhìn chung là về form cơ bản là đúng, mặc dù về mặt pháp lý chứng từ này không hợp lệ.

  1. GIẤY CHỨNG NHẬN THÚ Y

-Người gửi hàng: HANGZHOU XIAOSHAN XINTANG FEATHER.

-Người nhận hàng: A&L CORPORATION

-Khối lượng: 11100 KGS

-Số lượng và hình thức đói gói: 148 Bales

-Hàng hóa: lông ngỗng trắng đã làm sạch 4-6 cm

-Xuất xứ: Hangzhou

Cục kiểm tra xuất nhập cảnh và kiểm dịch của Trung Quốc chứng nhận:Hàng hóa xuất xứ từ vùng an toàn, không có bệnh truyền nhiễm. Hàng hóa được rửa bằng chất tẩy rửa và làm sạch với nước trong khoảng 1 giờ, sau đó sấy khô ở nhiệt độ 120˚C trong 30 phút.

Nhận xét: Trước khi xuất khẩu người bán phải đăng ký kiểm dịch ở nước người bán rồi mới có thể làm thủ tục xuất khẩu.

Người mua cần xuất trình chứng nhận kiểm dịch của nước người bán để làm thủ tục xin nhập khẩu và đăng ký kiểm dịch tại Việt Nam.

  1. Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ L/C nhập khẩu

Người gửi thông báo: Ngân hàng Vietin bank chi nhánh Hưng Yên ( ngân hàng phát hành L/C)

Người nhận thông báo: Công ty TNHH THUONG MAI VA SAN XUAT AN LE

  • Ngân hàng phát hành thông báo với người nhập khẩu về việc đã nhận được bộ chứng từ do ngân hàng thông báo gửi
  • LC số: 342101500111
  • IBLC số: 342151500121 ( IBLC là số tham chiếu giao dịch)
  • Người hưởng:
  • Ngân hàng gửi chứng từ:
  • Số BL/AWB/DO: ASHVHWC5253017 ( Số vận đơn/ /lệnh nhận hàng)
  • Trị giá: 14985 USD
  • Kì hạn: sight ( không kì hạn)
  • Ngân hàng thông báo về thành phần bộ chứng từ
  • Ngân hàng thông báo về kết quả kiểm tra bộ chứng từ:

Bộ chứng từ có 1 sai sót: copy of C/O present I/O original

-Ngân hàng đề nghị người nhập khẩu:

Thông báo với ngân hàng ý kiến của người nhập khẩu về kết quả kiểm tra chứng từ trong vòng 2 ngày từ ngày nhận thông báo.

Thông báo với ngân hàng về việc từ chối/ chấp nhận thanh toán trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận thông báo.

Người nhập khẩu đến thanh toán toàn bộ chứng từ hoặc làm thủ tục vay ngân hàng.

 

C. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Hồ sơ thường bao gồm: Đơn xin nhập khẩu, bản sao hợp đồng đã ký với nước ngoài, phiếu hạn ngạch, VISA, giấy báo trúng thầu… Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp. Trong giấy phép nhập khẩu có quy định, người làm nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu với một nước nhất định nào đó, chuyên cjở bằng một phương thức vận tải và giao nhập tại một cửa khẩu nhất định.

Mã số hàng hóa là 05051090 tức trong biểu thuế Việt Nam là  Da và các bộ phận khác của loài chim và gia cầm, có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa) và lông tơ, mới chỉ được làm sạch, khử trùng hoặc xử lý để bảo quản; bột và phế liệu từ lông vũ hoặc các phần khác của lông vũ , và được mô tả trong tờ khai hàng hóa nhập khẩu ( thông quan) là AL- PE02#& Lông ngỗng dài 4-6 cm màu trắng.

Căn cứ vào Phụ lục I Thông tư số 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng 05051090 được cấp phép nhập khẩu bởi Bộ tài chính.

Hàng hóa lông ngỗng thuộc danh mục hàng hóa cần kiểm dịch thú ý nên công ty phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan thú y Vùng II, trước khi hàng đến phải khai báo kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan thú y vùng II, hàng hóa khi nhập vào Việt Nam phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y Trung Quốc.

Bước 2: Mở L/C ( thư tín dụng)

L/C NO: 342101500111

Ngày phát hành: 15/12/2015

Công ty nhập khẩu – công ty TNHH Thương mại và sản xuất Việt Nam nộp hồ sơ xin mở L/C tại ngân hàng TMCP Công thương VN- CN Hưng Yên cho người thụ hưởng là HANGZHOU XIAOSHAN XINTANG FEATHER.

Bộ hồ sơ xin mở L/C tại ngân hàng Vietin Bank gồm:

  • Đơn yêu cầu mở L/C
  • Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
  • Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
  • Cam kết Thanh toán (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có), Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn)
  • Lệnh chi (trường hợp ký quỹ)
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

Sau khi kiểm tra và đồng ý mở L/C, ngân hàng TMCP Công thương VN- CN Hưng Yên sẽ thông báo cho người thụ hưởng qua ngân hàng ZHEJIANG XIAOSHAN RURAL COOPERATIVE BANK (ngân hàng do người bán chỉ định trong hợp đồng).

Các điều khoản về đặt cọc, giao hàng trong L/C được giữ như trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận nên người xuất khẩu không cần yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi.

Bước 3: Thuê tàu

Người xuất khẩu là công ty HANGZHOU XIAOSHAN XINTANG FEATHER chịu trách nhiệm kí hợp đồng vận tải thuê tàu WARNOW CARP V.15025W  với hãng  ASENAN SEAS LINE CO, LIMITED, trả cước phí đến cảng Hải Phòng.

Nhận xét:  Điều kiện giao hàng CFR, điểm giới hạn chi phí và điểm giới hạn rủi ro không trùng nhau, người bán  thuê tàu nhưng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trên đường vận chuyển nên không cần mua bảo hiểm, Người mua không mua bảo hiểm nên nếu xảy ra rủi ro trên biển thì người mua chịu trách nhiệm.

Bước 4: Làm thủ tục hải quan

Khai báo, nộp hồ sơ hải quan là khâu quan trọng nhất trong quy trình khai báo hải quan mà nhà nhập khẩu phải thực hiện.

Hồ sơ đăng ký hải quan đối với hàng nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu : 2 bản chính
  • Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương: 1 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản chính 1 bản sao
  • Vận đơn: 1 bản sao
  • Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 1 bản sao
  • Trường hợp hàng hóa là lông ngỗng còn cần giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

Bước 5: Nhận hàng

Khi ngân hàng phát hành Vietin bank Hưng Yên nhận được bộ chứng từ do Ngân hàng thông báo gửi đến sẽ gửi Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ L/C nhập khẩu  cho công ty nhập khẩu – công ty TNHH Thương mại và sản xuất Việt Nam. Công ty nhập khẩu kiểm tra, đối chiếu các điều khoản trên L/C với hợp đồng chính. Khi không phát hiện sai sót gì, công ty nhập khẩu đến ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu hoặc ký nợ ngân hàng. Sau khi ngân hàng ký hậu vào vận đơn, công ty nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập hàng.

Để nhận hàng người nhập khẩu phải mang giấy báo hàng đến, vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng tàu để lấy 3 bản Lệnh nhận hàng (D/O delivery order) mới có thể làm thủ tục nhận hàng.

Bước 6: kiểm tra hàng nhập khẩu

Nếu hàng chuyên chở đường biển mà thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với chủ tàu, còn nếu có đổ vỡ thì phải có biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng.

Công ty nhập khẩu phải lập thư dự kháng ( letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thấy hàng thật sự có tổn thất, phải yêu vầu lập biên bản giám định nếu hàng thực sự có tổn thất, bị thiếu hụt không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng.

Bước 7:Khiếu nại và giải quyết khiếu lại ( nếu có)

 

KẾT LUẬN

Các giao dịch thương mại quốc tế không chỉ đem tới những lợi ích cho nền kinh tế mà còn từng bước giúp Việt Nam rút ngắn sự chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập hợp tác quốc tế ngày càng phát triển và phổ biến, việc giao dịch thương mại giữa các nước là rất cần thiết và quan trọng để giúp tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến với càng nhiều hình thức đa dạng phong phú, giao dịch giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước cũng không ngừng tăng cường. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng giữa các quốc gia càng nên được đặc biệt chú trọng, quan tâm.

0/5 (0 Reviews)
079.516.6689