Hướng dẫn xuất khẩu bột Barite đi Malaysia

Nội Dung Chính

Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hoá đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty vận chuyển chúng tôi phân tích một hợp đồng mẫu xuất khẩu bột Barit đi Malaysia bằng đường biển.

PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

1.1. Những nhận xét ban đầu về hợp đồng

1.1.1. Chủ thế

Chủ thể tham gia thực hiện HĐMBHHQT có bên bán là Công ty TNHH Vietnam và bên mua là Malaysia Supplies SDN BHD.

Người bán:  : CÔNG TY TNHH VietnamĐịa chỉ: tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Đại diện: Ông Phạm H/Uỷ quyền ký

Người mua : MALAYSIA SUPPLIES SDN BHDĐịa chỉ: Ehsan, Malaysia.

Đại diện: Ông Alex /Uỷ quyền ký

Nhận xét:

  • Chủ thể hợp pháp: Có tư cách pháp lí trong việc kí kết hợp đồng
  • Công ty TNHH Vietnam: Giấy phép kinh doanh: 5000211111

Ngày cấp: 17/10/2001

Ngày hoạt động: 17/10/2001

  • MALAYSIA SUPPLIES SND BHD: đăng ký kinh doanh năm 2010
  • Theo đặc điểm của một hợp đồng thương mại quốc tế ta dễ dàng thấy trụ sở của hai công ty trên đặt tại hai quốc gia khác nhau là: Việt Nam và Malaysia.
  • Hợp đồng có đầy đủ thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện. Tuy nhiên nên có thêm số điện thoại hoặc email hoặc fax để thể hiện cách thức liên lạc giữa hai bên.

1.1.2. Đối tượng

  • Hợp lệ vì hàng hoá được vận chuyển từ khỏi biên giới quốc gia Việt Nam sang Malaysia và được thanh toán bằng đồng USD – ngoại tệ mạnh.
  • Hợp pháp. Hàng hóa được phép xuất khẩu và đã qua phân tích, kiểm tra phẩm chất.
  • Bột Barite Api 13A là chất bột mịn màu be, được sử dụng để làm tăng tỉ trọng của dung dịch khoan lên tới 2,5g / cm3 nhằm kiểm soát áp suất vỉa và ổn định giếng khoan (sản phẩm đạt tiêu chuẩn API – tiêu chuẩn của viện dầu mỏ Mỹ).

1.1.3. Hợp đồng

  • Hình thức: văn bản
  • Hợp đồng của người bán với người mua số 005A/02/16/LBU/DMT
  • Thời gian ký: Ngày 03/02/2016 hợp đồng của người bán với người mua được ký kết.
  • Hợp đồng được thoả thuận tự do và tự nguyện thể hiện ý chí của các bên.

1.2. Các điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu

1.2.1 Điều khoản miêu tả, chất lượng, số lượng, giá cả

Miêu tả hàng hóa Số lượng (Tấn) Đơn giáCIF Cảng Labuan,

Malaysia (USD/Tấn)

Thành tiền(USD)
BỘT BARITE API 13AĐÓNG GÓI TRONG BAO LỚN, BAO 1.5 TẤN NET PP/PE 3,000.00(+/- 10%) 147.00 441,000.00
TỔNG SỐ 3,000.00   441,000.00

Điều khoản miêu tả

Miêu tả hàng hóa: Bột Barite Api 13A – đóng gói trong bao lớn, bao 1.5 tấn (Net PP/PE)

  • Điều khoản miêu tả được ghi theo: Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá.
  • Trong phần miêu tả hàng hoá còn kèm theo cách thức đóng gói hàng hoá là bao có thể chứa được khối lượng là 1.5 tấn.

Điều khoản số lượng

Số lượng: 3,000 (+/- 10%)

Đơn vị: MT

  • Phương pháp quy định số lượng: quy định dứt khoát – xác định chính xác cụ thể số lượng hàng hóa.
  • Phương pháp xác định khối lượng: Trọng lượng tịnh.

Đóng bao bì PP/PE, 1.5MTs/ bao.

Nhận xét: Phương pháp đóng bao bì PP/PE thuận lợi cho người bán kiểm soát số lượng và vận chuyển hàng đến cảng.

Điều khoản giá cả

  • Đơn giá: 147 USD/MT CIF, Cảng Labuan, Malaysia, Incoterms 2010.
  • Tổng giá: 441,000 USD
  • Giá được hiểu là giá CIF Cảng Labuan Malaysia, có nghĩa rằng giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
  • Đồng tiền tính giá: USD
  • Phương pháp quy định: giá cố định
  • Tổng giá trị tính theo tiền Việt Nam: 9,848,300,000 đồng (Tạm tính theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng vào ngày ký hợp đồng: 22,300 VND/USD).

2.1.4 Điều khoản chất lượng         

Chất lượng: Theo bảng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Chất lượng phải nằm trong phạm vi các chỉ số cho phép quy định trong bảng tiêu chuẩn chất lượng của Hiệp Hội Dầu khí Hoa Kỳ – Tiêu chuẩn API.

Số Giá trịTính Chất Yêu cầu
01 Tỷ trọng (g/cm3) Tối thiểu 4.2
02 Kết tủa lớn hơn 75 µm(% so với trọng lượng) Tối đa 3.0
03 Hạt nhỏ hơn 6 µm(% so với trọng lượng) Tối đa 3.0
04 Các kim loại kiềm thổ hòa tan như Canxi (mg Ca/kg) Tối đa 250
05 Tổng Cadmimum (mg/kg) Tối đa 3.0
06 Tổng thủy ngân (mg/kg) Tối đa 1.0

 

Giải thích về API:

  • API: là bộ tiêu chuẩn của Mỹ. Tiêu chuẩn API là bộ hướng dẫn các tiêu chuẩn và áp dụng khuyến nghị do tổ chức API- Viện dầu khí Hoa Kỳ đưa ra gồm các điều khoản, hướng dẫn liên quan đến ngành công nghiệp dầu mỏ và khí thiên nhiên.
  • API 13A: là một bộ phận nằm trong bộ tiêu chuẩn API. Đặc điểm kỹ thuật này bao gồm các tính chất vật lý và kiểm tra thủ tục đối với nguyên liệu sản xuất để sử dụng trong giếng dầu dung dịch khoan. Các tài liệu được trình bày là barit, hematit, bentonit, nontreated bentonit…

Nhận xét:

  • Hàng hoá được quy định phẩm chất dựa vào hàm lượng chất chủ yếu (by content): quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần một chất nào đó trong hàng hoá. Có định mức tối thiểu và tối đa đối với từng loại chất cấu thành sản phẩm.
  • Với việc áp dụng chất lượng tiêu chuẩn của Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ giúp cho chất lượng sản phẩm có độ tin tưởng cao hơn.
  • Theo bảng trên ta thấy, hình thức kiểm định yêu cầu cụ thể, chi tiết, rõ ràng từng phần trăm, từng tỉ trọng thành phần của sản phẩm. Việc quy định cụ thể như vậy trong hợp đồng gây thuận lợi cho việc thực hiện kiểm định sản phẩm trong thực tiễn.

1.2.2. Điều khoản bốc xếp và giao hàng

1.2.2.1. Bốc xếp và vận chuyển:

  • Hàng hóa sẽ được bốc xếp trong tàu rời và giao hàng 1 lần trong khoảng cuối tháng 3 năm 2016.
  • Phí dỡ hàng ở cảng đến được trả bởi người mua.
  • Hàng hóa phải giao theo số lượng và chất lượng nêu tại Điều 1 (Điều khoản về miêu tả, chất lượng, số lượng, giá cả).

Nhận xét: Thời hạn giao hàng được xác định theo một khoảng thời gian. Việc giao hàng 1 lần giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả 2 bên. Tuy nhiên cách xác định thời hạn giao hàng làm cho người mua không chủ động, khó khăn trong việc chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu. Trong trường hợp người mua giao hàng chậm họ có thể viện lý do vào việc thời hạn nhận hàng không phải là một ngày cụ thể nên họ có thể trốn tránh trách nhiệm của mình mà không phải bồi thường vi phạm nào khác.

1.2.2.2. Bao bì và kích thước bao

  • Kích thước bao = 87cm x 87cm x 91cm làm bằng vải PP có UV ổn định 1500Kgs SWL 1:5.
  • Bao Jumbo 4 quai PP, các quai kéo dài tới đáy bao.
  • Miếng lót LDPE bên trong phù hợp.
  • Xuất xứ: Việt Nam.

Hình ảnh cho bao Jumbo 4 quai PP

Nhận xét:

  • Việc đóng gói bằng bao Jumbo kích cỡ lớn giúp kiểm soát số lượng bao hàng hóa, tránh bị thất lạc trong quá trình bốc xếp, vận chuyển và dỡ hàng.
  • Chất liệu túi đóng hàng kèm miếng lot LDPE bên trong giúp bảo quản hàng hóa tốt trong quá trình vận chuyển.

1.2.2.3. Giao hàng:

  • Cảng bốc xếp: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Cảng dỡ hàng: Cảng Labuan, Malaysia

1.2.2.4. Hạn chế của điều khoản giao hàng

Trong điều khoản này, thiếu xót lớn nhất đó là không nêu rõ ràng, mạch lạc điều kiện giao hàng là điều kiện CIF. Đó là:

  • Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu. Rủi ro đối với hàng hóa được di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.
  • Người bán ký hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm để trở hàng tới cảng đến qui định.
  • Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm.
  • Người bán mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (điều kiện bảo hiểm loại C), giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hợp đồng, bảo hiểm cho chặng vận tải trên biển.
  • Người bán thông quan hàng hóa xuất khẩu, không thông quan nhập khẩu.

Sự thiếu xót này dẫn đến việc:

  • Gây rủi ro cho người mua nhiều hơn.
  • Không có văn bản hành chính để quy định điểm phân biệt rủi ro và chi phí của hai bên. Khi xảy ra tranh chấp hay tổn thất khó xác định lỗi thuộc về ai.

Vì vậy nên chỉ rõ điều kiện giao hàng là loại gì hoặc ít nhất phải mô tả được nghĩa vụ của từng bên trong việc thực hiện giao nhận hàng.

1.2.3. Điều khoản về thanh toán

Đồng tiền thanh toán: USD

Điều kiện thanh toán:

– Thời hạn thanh toán: trả trước và trả sau.

– Hình thức thanh toán: chuyển trước 30% tiền bằng điện T/T (By TT in advance), 70% nhờ thu trả chậm (D/A) kể từ ngày nhận được vận đơn (B/L).

– 30% trả ngay trước ngày 04/03/2016 và 70% nhờ thu trả chậm 30 ngày kể từ ngày nhận được B/L.

Nhận xét:

  • 30% tiền trả trước bằng T/T đảm bảo cho người bán tránh rủi ro 1 phần, còn 70% nhờ ngân hàng thu sau giúp đảm bảo có 1 bên làm chứng và yêu cầu người mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã chấp nhận trên hối phiếu có kỳ hạn phát hành bởi người bán.
  • Do hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ ngày ký, bất kể giấy tờ hoặc thỏa thuận trước đó sẽ bị vô hiệu mà 30% phát sinh trả trước diễn ra sau ngày kí hợp đồng nên không gặp bất kì khó khăn nào.

Ngân hàng của Người bán:

  • Tên tài khoản : CONG TY TNHH Vietnam
  • Số tài khoản : 102020000111111 (USD)
  • Tên ngân hàng : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi        nhánh Tuyên Quang
  • Địa chỉ ngân hàng: tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam
  • Mã Swift : ICBVVXXX

Ngân hàng của Người mua:

  • Tên tài khoản : Malaysia Supplies Sdn Bhd
  • Số tài khoản : 3593211111 (USD)
  • Tên ngân hàng : Public Bank Bhd
  • Địa chỉ ngân hàng: 50450 Kuala Lumpur, Malaysia
  • Mã Swift : PBBEMXX

Nhận xét chung về điều khoản thanh toán:

Điều khoản này được hai bên đàm phán chi tiết về đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. Phần ngân hàng người bán, ngân hàng người mua nêu rõ tên tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng, địa chỉ và đặc biệt là có mã swift

  • Điều khoản thanh toán được thiết lập chặt chẽ.

Khi được yêu cầu phương thức thanh toán nhờ thu trả sau đều đem lại lợi ích cả hai bên bán và bên mua:

  • Đối với người bán sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi người mua kí kết đảm bảo thanh toán.
  • Đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hàng hoá.

Bên cạnh đó hợp đồng còn đưa ra chi tiết về mã SWIFT của các ngân hàng làm tăng mức độ chi tiết và cẩn thận trong thanh toán hơn. SWIFT CODE – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Thế Giới. Là mã quy định dành cho từng ngân hàng để từ đó giao dịch với thị trường liên ngân hàng. Ở Việt Nam swift code ít được sử dụng, tuy nhiên với mọi giao dịch quốc tế việc cung cấp SWIFT CODE  để tránh sai sót đối tượng, đảm bảo giao dịch không nhầm lẫn.

1.2.4 Điều khoản về kiểm định

Kiểm định lần cuối sẽ được thực hiện bởi một bên kiểm định độc lập thứ 3 “Công ty TNHH SGS Việt Nam” với chi phí do bên bán thanh toán. Kiểm định chất lượng sẽ được thực hiện tại kho của bên bán tại Tỉnh Tuyên Quang, đây được xem là cơ sở về chất lượng.

Nhận xét:

Có xuất hiện bên thứ 3 để kiểm định hàng hóa giúp người bán công khai chứng minh được nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình và giúp người mua có cơ sở yên tâm nhược được đủ và đúng hàng hóa, đặc biệt khi có sai sót, tổn thất xảy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.

1.2.5 Điều khoản khác

1.2.5.1. Điều khoản về bộ chứng từ yêu cầu

  • Bộ đầy đủ bản gốc Vận đơn đường biển “đã xếp hàng lên tàu”
  • Hóa đơn thương mãi đã ký của 100% giá trị hợp đồng (3 bản)
  • Bản kê đóng gói hàng hóa (3 bản)
  • Chứng nhận phân tích (2 bản)
  • Chứng nhận xuất xứ do một đơn vị trong nước có thẩm quyền phát hành (1 bản gốc và 2 bản sao y bản chính)
  • Bảng dữ liệu chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) (1 bản)
  • Chứng thư bảo hiểm cho 110% giá trị hóa đơn khiếu nại thanh toán tại Malaysia theo đồng tiền trên Hối phiếu, ký hậu để trống, bào gồm các điều khoản bảo hiểm điều kiện (A) (1 bản gốc và 3 bản sao y bản chính).

Nhận xét:

Bộ chứng từ yêu cầu đầy đủ, rõ ràng, yêu cầu chi tiết cả về số lượng bản sao và bản chính thuận lợi cho việc làm thủ tục thông quan xuất khẩu, và thủ tục thông quan nhập khẩu.

1.2.5.2. Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng

Cả người bán và người mua đều không phải chịu trách nhiệm cho việc chậm trễ, hoặc hủy giao hàng do các điều kiện bất khả kháng, như đình công, hỏa hoạn, bão lũ, chiến tranh, bạo động, cấm vận, động đất, bao gồm nhưng không giới hạn thiên tai, hạn chế hoặc bất kỳ điều kiện nào mà không nằm trong khả năng của bên bán.

1.2.5.3. Điều khoản về trọng tài

Hợp đồng này sẽ được chi phối bởi luật pháp Singapore. Tất cả tranh chấp, tranh luận hoặc những sự khác biệt có thể xảy ra giữa các bên liên quan tới hợp đồng này sẽ được sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, tuy nhiên, trong trường hợp không giải quyết được bằng cách trên, thì quyết định cuối cùng sẽ do Trung tâm Trọng tài Singapore quyết định.

Nhận xét:

  • Nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng trọng tài đơn giản hơn so với tòa án, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm.
  • Quyết định cuối cùng do Trung tâm Trọng tài Singapore quyết định đảm bảo tính công bằng cho cả hai bên Người bán và Người mua.
  • Có điều khoản về trọng tài khi xảy ra tranh chấp làm hợp đồng giao dịch của hai bên chặt chẽ hơn. Ưu điểm của trọng tài thương mai trong giải quyết tranh chấp thương mại:
  • Thủ tục giải quyết đơn giản, thuận tiênj giúp cho việc giải quyết nhanh gọn, dứt điểm, hiệu quả.
  • Đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
  • Việc xét xử bằng cơ chế trọng tài tuân theo nguyên tác xét xử một lần nên quyêt định của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm.
  • Ngoài ra, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có có một số ưu điểm khác như: trình độ chuyên môn của trọng tài; tính động lập trong tố tụng…

1.2.5.4. Điều khoản về sửa đổi

Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, hai bên phải thường xuyên thông báo với nhau về các vấn đề phát sinh. Nếu có bất kỳ sự điều chỉnh nào, hai bên sẽ liên hệ với nhau thông qua điện tín hoặc email. Sau khi hai bên thống nhất với nhau, sửa đổi được ký sẽ là một phần không thể tách rời của hợp đồng này. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 4 bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản.

Nhận xét:

  • Chưa thấy quy định Luật áp dụng trong hợp đồng.
  • Chưa quy định điều khoản giải quyết tranh chấp và điều khoản bồi thường.

Xuất khẩu bột Barite sang Malaysia bằng đường biển

PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

2.1. Chứng từ hàng hoá

2.1.1. Phiếu đóng gói (Packing list)

  • Số hiệu của Phiếu đóng gói: 005A/02/16/LBU/DMT
  • Được xuất vào ngày 07/03/2016 trước ngày giao hàng 3 ngày.
  • Trên phiếu đóng gói có ghi chi tiết hai chủ thể trong giao dịch đó là Công ty TNHH Vietnam và Malaysia Supplies SND BHD, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng và cả số hiệu hợp đồng: 005A/02/16/LBU/DMT.
  • Nội dung chính của Phiếu đóng gói:

Đóng gói bằng bao lớn, cỡ 1.5MTs (Net PP/PE)

Xác định trọng lượng theo: trọng lượng cả bì và trong lượng tịnh

  • Trọng lượng tịnh: 3000 tấn
  • Trong lượng cả bì: 3004 tấn

ð Đóng gói đúng loại bao quy định trong Điều 2: Đóng gói, bốc xếp và giao hàng của đã nêu trong hợp đồng.

Từ thông tin trên Phiếu đóng gói, ta có thể tính được số bao hàng được xếp lên tàu là:

Việc dỡ hàng thuộc về người mua, vì vậy từ phiếu đóng gói sẽ giúp người mua cân nhắc trước được việc dỡ hàng bằng tay hay dỡ hàng bằng xe nâng, tổng thời gian dỡ hàng dự kiến…

2.1.2. Phiếu kiểm định chất lượng (Certificate of Analysis)

Chất lượng hàng hoá phải tuân theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Dầu khí Hoa Kỳ – Tiêu chuẩn API. Hàng hoá được giám định bởi Công ty TNHH SGS Việt Nam thực hiện tại kho của bên bán tại tỉnh Tuyên Quang. Với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian kiểm đinh giúp đưa ra kết quả khách quan hơn.

Trên phiếu kiểm định chất lượng:

  • Tên và địa chỉ công ty người bán và công ty người mua theo đúng như hợp đồng.
  • Tên hàng
  • Khối lượng hàng: 3000 MTs tương ứng với 2000 bao theo như tính toán từ Phiếu đóng gói hàng hoá
  • Khối lượng tịnh của từng bao đúng quy định được ký kết trong hợp đồng là 1.5 MTs net PP/PE

Kết quả giám định:                                                                                   

Tính chất Đơn vị Yêu cầu trong hợp đồng Kết quả giám định
Tỷ trọng g/cm3 Tối thiểu 4.2 4.24
Kết tủa lớn hơn 75 µm(% so với trọng lượng) % (m/m) Tối đa 3.0 1.44
Hạt nhỏ hơn 6 µm(% so với trọng lượng) % (m/m) Tối đa 30 22.4
Các kim loại kièm thổ hoà tan như Canxi (mg Ca/kg) mg/kg Tối đa 250 <10
Tổng Cadimimum mg/kg Tối đa 3.0 <1.00
Tổng thuỷ ngân mg/kh Tối đa 1.0 0.74

Kết luận:

Từ bảng trên ta thấy nhìn vào kết quả giám định kết luận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng API 13A (tuân theo tiêu chuẩn của Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ) đã được quy định trong hợp  đồng thương mại quốc tế giữa hai công ty. Vì vậy lô hàng của Công ty TNHH 27 – 7 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

2.1.3. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Hoá đơn thương mại số: 005A/02/16/LBU/DMT
  • Ngày xuất hoá đơn: 07/03/2016. Xuất sau ngày thanh toán trước 30% tiền hàng.
  • Hoá đơn thanh toán xuất 1 lần, 100% tiền hàng. Trên hoá đơn thể hiện tiền hàng theo:
  • Đơn giá hàng hoá: 147 USD/MT
  • Tổng giá trị đơn hàng: 441,000 USD
  • Điều kiện thanh toán: Trả trước 30% trước ngày 04/03/2016 và 70% nhờ thu trả sau 30 ngày kể từ khi nhận được vận đơn.
  • Điều kiện giao hàng: CIF cảng Labuan, Malaysia
  • Ngoài ra trên hoá đơn có tên, địa chỉ công ty người mua và người bán, tên hàng và mô tả hàng hoá, phương thức đóng gói đều trùng với hợp đồng.
  • Hoá đơn được ký và đóng dấu bởi công ty TNHH 27 – 7.

Nhận xét:

  • Ban đầu có thể thấy Hoá đơn thương mai khá giống với Phiếu đóng gói. Tuy nhiên sự khác biệt rõ ràng ở đây là những dữ liệu đặc thù riêng:
  • Hóa đơn là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền.
  • Phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…
  • Các nội dung được thể hiện tên Hoá đơn thương mại tuân theo yêu cầu của UCP 600 tức là có đầy đủ thông tin về hai bên giao dịch, số và ngày lập hoá đơn, tên hàng và miêu tả hàng, đơn giá và tổng giá trị, phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán, tên cụ thể của hai cảng xuất và nhập,… Điều này giúp ích cho việc làm thủ tục hải quan gặp nhiều thuận lợi và nhanh chóng, tránh phải bổ sung chỉnh sửa chứng từ.

2.2. Chứng từ vận tải

Trước hết, trên vận tải đơn không có tên và logo của công ty vận tải xuất vận đơn. Đó là một thiếu xót lớn của một vận tải đơn bình thường.

Phân tích vận tải đơn:

  • Vận đơn trong giao dịch này là Clean on board Ocean Bill of Lading với mã số V3/20016.
  • Bên giao hàng (Shipper): Công ty TNHH Vietnam, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.
  • Bên nhận hàng (Consignee): Malaysia Supplies SDN BHD, Selangor Darul Ehsan, Malaysia.
  • Bên nhận thông báo khi hàng đến cảng (Notify address): trùng với nội dung ở ô Consignee là: Malaysia Supplies SDN BHD, 50 Jalan, SS22/21, Damansara Jaya, 47400 Petailing Jaya, Selangor Darul Ehsan, Malaysia.
  • Tàu vận chuyển: MV THAI BINH 36
  • Cảng xếp hàng: cảng HAIPHONG, VIETNAM
  • Cảng dỡ hàng: cảng LABUAN, MALAYSIA

Nhận xét:

Vận đơn là vận đơn gốc (Original B/L)

Tuy là vận đơn gốc nhưng trong trường hợp của bài tập này thì trên vận đơn thiếu những nội dung sau:

  • Thông tin tàu
  • Ngày tàu chạy ETD và ngày tàu đến cảng người nhận ETA

ð Sự thiếu xót những nội dung này là một phần không chặt chẽ giữa người bán và người mua, gây cho người mua nhiều khó khăn: không đủ thông tin về chất lượng, mức chứa của tàu, bị động về thời điểm dỡ nhận hàng,…

Vận đơn là vận đơn đích danh: ở mục Consignee ghi Malaysia Supplies SND BHD không có kèm theo To order hay To bearer Bill có nghĩa là khi hàng đến cảng người nhận người giao hàng chỉ giao cho đúng người nhận được ghi trên bill.

Cảng vận tải: Cảng vận tải được đồng nhất thông suốt từ hợp đồng giao dịch cho đến vận đơn. Nhiều trường hợp khác của vận đơn chỉ định một cảng đích bất kì tại nước nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho người mua. Trong trường hợp này, xác định cảng dỡ hàng đích danh sẽ thuận lợi, chi tiết cho người mua hơn.

  • Cảng xếp hàng: cảng Hải Phòng, Việt Nam
  • Cảng dỡ hàng: cảng Labuan, Malaysia

Mô tả hàng hoá: là hình thức liệt kê tên hàng, phương thức đóng gói, khối lượng tịnh, khổi lượng cả bao và theo số hiệu hợp đồng giao dịch như trên.

Cước tàu là cước trả trước (Freight Prepaid): phù hợp với điều kiện CIF mà hai bên áp dụng, tàu là do người bán thuê và trả tiền.

Đại lý của hãng tàu ký tên vận đơn.

Ngày ký phát vận đơn trùng với ngày giao hàng: Tuy nhiên nội dung vận đơn chỉ ghi “Loaded in bulk vessel” và không có ngày kèm theo vì vậy sẽ được hiểu là ngày giao hàng chính là ngày ký phát vận đơn 09/03/2016.

ð Do điều kiện CIF điểm trung chuyển rủi ro là khi hàng hoá đã được xếp lên tàu điều đó có nghĩa là trước đó rủi ro thuộc về phía người bán. Khi vận đơn được ký phát trùng với ngày giao hàng tức là hàng hoá đã được đảm bảo được xếp lên tàu. Nếu vận đơn ký phát sau ngày giao hàng thì hàng hoá có thể bị thất lạc, hỏng hóc gây rủi ro cao cho người.

2.3. Bộ chứng từ hải quan

2.3.1. Tổng quan tờ khai hải quan

  • Thực hiện khai và nộp tờ khai theo hệ thống khai báo VNACCS/VCIS.
  • Sử dụng mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu mới theo Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014.
  • Nhận kết quả phân luồng: hàng hóa thuộc luồng Vàng tương ứng mã phân loại kiểm tra 2 trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu (kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa).

2.3.2. Chi tiết tờ khai hải quan

Tờ khai thông quan số 300740511111.

2.3.2.1. Thông tin về chủ thể

Trên tờ khai thể hiện thông tin hai chủ thể giao dịch chi tiết:

Người xuất khẩu
MãTên

Mã bưu chính

Địa chỉ

Số điện thoại

::

:

:

:

5000211111Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vietnam

(+84) 43

Tuyên Quang

027 3811111

Người nhập khẩu
MãTên

Mã bưu chính

Địa chỉ

 

Mã nước

::

:

:

 

:

MALAYSIA SUPPLIES SDN BHD

 

47400 PETALING JAYA MALAYSIA

MY

 

  • Phần “Mã” trong phần của Người xuất khẩu được xác định theo Mã số thuế của Công ty TNHH Vietnam
  • Mã nước “MY” trong phần Người nhập khẩu được xác định là Malaysia

2.3.2.2. Thông tin về hàng hoá

  • Hàng hoá được thông quan có mã số: 2511.10.00
  • Mã loại hình: B11
  • Mã số thuế đại diện: 2511
  • Hàng hoá thuộc
  • Phần V: Khoáng sản
  • Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạc cao, vôi và xi măng
  • Phân nhóm 2511: Bari sulphat tự nhiên (barytes); bari carbonat tự nhiên (witherite), đã hoặc chưa nung, trừ bari oxit thuộc nhóm 28.16
  • Mã hàng: Bari sulphat tự nhiên (barytes)

2.3.2.3. Thông tin liên quan đến thuế

Thuế xuất khẩu:

  • Tổng trị giá hoá đơn: 441,000 USD-CIF
  • Tổng trị giá tính thuế: 380,252.95 USD
  • Trị giá tính thuế = Tổng trị giá hoá đơn – tiền cước phí vận chuyển
  • Tỷ giá tính thuế: 22,265 VNĐ/USD
  • Trị giá tính thuế (theo đồng tiền VNĐ): 8,466,331,931 VNĐ
  • Thuế suất: 10%
  • Số tiền thuế phải nộp: 846,633,193 VNĐ

2.3.2.4. Nhận xét

  • Với mã loại hình B11: Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, mã loại hình này quy định sử dụng cho hàng hoá xuất vào khu vực phi thuế quan.
  • Với mã số thuế đại diện là 2511 thì Bari sulphat chịu thuế 0% khi xuất vào Malaysia theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.
  • Thuế xuất khẩu phải nộp ở đây là nghĩa vụ của người xuất khẩu phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước chứ khi hàng hoá đi vào Malaysia không chịu thuế.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

3.1. Thanh toán tiền hàng

Phương thức thanh toán: 30% T/T in advance before 4th March and 70% D/A after 30 days Bill of Lading date ( 30% trả trước ngày 04/03/2016 & 70% nhờ thu trả chậm 30 ngày kể từ ngày tàu đi trên vận đơn biển).

  • 30% trả trước ngày 04/03/2016
  • 70% nhờ thu trả chậm D/A (Document against acceptance): 

Hối phiếu (Bill of Exchange):

  • Trị giá ghi trên hối phiếu: 308,700 USD = 70% x 441,000 USD
  • Người thanh toán giá trị ghi trên hối phiếu (thụ tạo): Malaysia Supplies SDN BHD
  • Người ký hối phiếu là công ty xuất khẩu
  • Nội dung:
  • Căn cứ vào thời hạn thánh toán: Trên hối phiếu có ghi “D/A after 30 days Bill of Lading” – tức là thanh toán nhờ thu trả chậm 30 ngày kể từ ngày tàu đi trên vận đơn biển. Đây là hối phiếu trả sau, hối phiếu có kỳ hạn (unsance bill) quy định sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ được thanh toán bởi người thụ tạo được ghi trên hối phiếu.
  • Căn cứ vào chứng từ kèm hối phiếu: đây là hối phiếu kèm chứng từ – là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ thương mại đến người có nghĩa vụ trả tiền để thu tiền người mua giùm người bán.
  • Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu thì đây là hối phiếu thương mại do người xuất khẩu (Công ty TNHH 27 – 7) ký phát đòi tiền người nhâp khẩu (Malaysia Supplies SDN BHD)

Nhận xét quá trình thanh toán tiền hàng:

  • Trả trước 30% tiền hàng: giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu, tránh trường hợp giao hàng rồi nhưng người bán không trả tiền. Sử dụng với phương thức T/T: thực hiện dễ dàng, ngắn gọn.
  • 70% nhờ thu trả sau DA: Phương thức này yêu cầu người mua phải ký vào chấp nhận thanh toán trên hối phiếu rồi mới được nhận bộ chứng từ và có một ngân hàng do người mua nhờ thu đứng ra đại diện, điều đó giúp người bán có cơ sở pháp lý để đảm bảo rủi ro nếu người mua không trả số tiền còn nợ. Với phương thức nhờ thu này người bán phải đòi tiền người mua, điều ngày khác với thanh toán L/C là đòi tiền ngân hàng.
  • Hối phiếu thể hiện đầy đủ nội dung cần có, chỉ ra được ai là người nhận tiền, ai là người trả tiền, số tiền cần trả và ngày đáo hạn là ngày bao nhiêu. Với thông tin đầy đủ chi tiết như vậy, khi người mua hàng ký vào hối phiếu để đổi nhận chứng từ thì phải có chịu trách nhiệm với số tiền ghi trên hối phiếu.

3.2. Thuê tàu

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vietnam chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu MV THAIBINH 36 và trả cước phí trong quá trình vận chuyển đến cảng Labuan (Malaysia) ð Phù hợp với điều kiện CIF.

Tuy nhiên, trên hợp đồng, vận đơn không có mục nào đề cập đến việc thuê tàu và chất lượng tàu.

Hành trình tàu: Do trên công ty vận tải trên vận đơn không có trang web riêng nên không thể tra cứu được hành trình chuyến đi của tàu mang số hiệu vận đơn V3/20016.

3.3. Bảo hiểm

Có bảo hiểm (cargo insurance policy) điều kiện bảo hiểm lại A do BIC (BIDV Insurance Corporation) cung cấp theo bảng dưới đây:

Trị giá bảo hiểm: USD 485 100 (110% CIF) Phí bảo hiểm: USD 679.14
Lãi suất: 014% (không bao gồm VAT) VAT: USD 67.91
Tỷ giá: 22 340 VND/USD Tổng thanh toán: USD 747.05

 

  • Chi phí bảo hiểm do bên người mua trả vì vậy người thụ hưởng đương nhiên là người mua.
  • Thời gian thanh toán: trước ngày 31 tháng 3 năm 2016 tuy nhiên thời gian thanh toán phải được xác định trước ngày dỡ hàng tại cảng Labuan, Malyasia.
  • Trong trường hợp thất lạc hay bị hư hỏng, thông báo cho bên người mua.

Nhận xét:

  • Khi mua bảo hiểm hàng hoá được bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
  • Tuy nhiên trong trường hợp nay là người mua mua bảo hiểm (loại A) trái với điều kiện CIF (tức là người bán mua bảo hiểm loại C mức độ bảo hiểm thấp hơn)
  • Bảo hiểm loại A: Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định và không áp dụng mức miễn thường.
    • Giảm rủi ro cho người mua.

3.4. Thông quan xuất khẩu hàng hoá

Mã hàng là 2511.10.00 tức là trong biểu thuế Việt Nam là Bari sulphat tự nhiên (barytes) thuộc nhóm 25.11 và được mô tả trong Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (thông quan) là Bột Barite siêu mịn, cỡ hạt < 1mm, hàm lượng BaSO4; 90.15%#&VN.

Căn cứ vào Điều 1 và Phụ lục I Thông tư số 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng 2511.10.00 được cấp phép xuất khẩu bởi Bộ Tài chính.

Hàng hoá được thông quan theo nội dung của người khai hải quan. Khi hàng hoá được xuất đi, với điều kiện giao hàng CIF, công ty TNHH đã tiến hành làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Tờ khai hải quan
  • Hoá đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Bảng kê đóng gói hàng hoá
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
  • Bảng dữ liệu chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS)
  • Chứng thư bảo hiểm cho 110% giá trị hoá đơn

3.5. Xin giấy chứng nhận xuất xứ

Theo bộ hồ sơ chứng từ và tờ khai thông quan là cơ sở để Bộ công thương cấp giấy Chứng nhận xuất xứ Form D (Certificate of Origin Form D) áp dụng cho các loại hàng hoá xuất đến các nước thuộc khối ASEAN với thuế suất 0% mà cụ thể trong trường hợp này là hàng hoá xuất từ Việt Nam sang Malaysia. Trên giấy Chứng nhận xuất xứ có chỉ rõ:

  • Công ty xuất khẩu: Công ty TNHH Vietnam
  • Công ty nhập khẩu: Công ty Malaysia Supplies SDN BHD
  • Phương thức vận chuyển: đường biển xuất phát từ cảng Hải Phòng
  • Ngày đi: 09/03/2016
  • Tên tàu: MV THAIBINH 36
  • Cảng đến: cảng Labuan, Malaysia
  • Mô tả hàng hoá:
  • Số bao hàng: 2000
  • Hàng hoá: mô tả tên hàng, số lượng, đóng gói, số hợp đồng, mã số HS và tổng số tiền thanh toán như trên.
  • Quy tắc xuất xứ: WO – Wholly Obtained: Tiêu chí xuất xứ thuần túy quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu duy nhất (xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định có xuất xứ. Trong danh sách các mặt hàng áp dụng tiêu chí xuất xứ thuần tuý có mặt hàng “ Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên” đúng mặt hàng mà hợp đồng tiến hành trao đổi, giao dịch.
5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
079.516.6689